Một thoáng Kampot, Campuchia
Hiệp hội du lịch Cần Thơ (CANTA) đã có một chuyến khảo sát biên giới Campuchia tại Hà Tiên vào các ngày 30, 31.10.2010.
Nếu không tính một buổi chiều và một đêm tại resort Hà Tiên Vegas thì chuyến đi 5 tiếng đồng hồ sâu vào Campuchia là làm mọi người thích thú nhất.
Xuất phát lúc 6g30 sáng từ Cần Thơ, 12g trưa đến Hà Tiên. Chúng tôi rời Việt Nam qua cửa khẩu Xà Xía mà nay có tên mới là cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên.
Thủ tục rất dễ dàng nếu không có ý định đi sâu vào Campuchia (20.000 – 40.000 đ/ người, không đóng dấu visa và chỉ cần CMND). Phải gởi xe bên này biên giới.
Qua cửa khẩu là gặp ngay một resort mới xây: Hà Tiên Vegas. Tại đây, một resort 5 sao đang trong giai đoạn hoàn thành nhưng đã được đưa vào khai thác sớm. BBC tiếng Việt cũng có đưa tin về buổi khai trương của resort này.
Thực chất, đây là một tổ hợp nghỉ dưỡng mà sòng bạc là hoạt động chính. Chung quanh resort này còn có hai sòng bạc khác quy mô nhỏ hơn nhưng treo hẳn bàng hiệu là casino.
Sau cảnh ồn ào này là những phòng VIP lặng lẽ hơn nhưng mức độ sát phạt cũng cao hơn. Số người chơi bạc có máu mặt ở sảnh không nhiều. Đa số là dân lao động, phụ nữ nhàn rỗi. Có khá nhiều thanh niên mà khi về Cần Thơ gặp lại, tôi nhận ra họ là sinh viên. Đứng quan sát gần hai giờ chỉ thấy toàn là người thua. Một điều cần ghi nhận là nhân viên phục vụ tại đây hết sức niềm nở và chu đáo khi có yêu cầu từ khách. Luôn tươi cười, nhã nhặn. Một điều mơ ước của bao cơ sở dịch vụ du lịch VN.
Một “sáng tạo” của các sòng bạc quanh biên giới là có dịch vụ cho thuê trường gà rất hiện đại. Có cả camera ghi lại trận đấu để phân xử khi có khiếu nại.
Như vậy là biên giới Việt Nam đã được các sòng bạc bao kín. Không rõ phía bắc ra sao, riêng từ Mộc Bài, Tịnh Biên và Xà Xía là dày đặc.
Giáp ranh với Hà Tiên là tỉnh Kampot. Chúng tôi thuê xe của resort sang chơi (100 USD/ ngày/ xe 12 chỗ).
Để hành lý lại resort và chi 100.000/ người, chúng tôi qua cửa khẩu phía Campuchia, (giá do resort thương lượng, đi chính thức sẽ khoảng 250.000đ/ người). Cửa khẩu phía Campuchia chỉ là một barie đơn sơ.
Hàng tiểu ngạch qua lại tấp nập. Mọi phương tiện đều cố gắng hết sức để tăng hiệu quả.
Gần như mọi loại xe vận tải đến đây đều cố gắng thi thố tài năng.
Là một vùng làm muối nhưng Kampot cũng có những cánh đồng bát ngát. Nhiều nơi do người Việt sang thuê đất làm rượng dọc theo biến giới.
Cảm nhận về sự “đậm đà bản sắc dân tộc” của người Khmer rất rõ nét và đều khắp.
Tượng ngựa trắng ở cửa ngỏ vào thành phố Kep.
Toà thị chính của Kep.
Kep đang dần lấy lại phong độ là nơi nghỉ mát của Quốc vương ngày xưa. Dấu vết thời vàng son còn phảng phất.
Thân thiện là cảm giác có ở khắp đất nước này.
Khu nhà võng cho du khách ngắm biển và cũng là nhà chờ của bến xe.
Xe lôi đường dài.
Nội thất xe lôi đường dài không thua nội thất xe hơi.
Bến xe buýt quốc tế.
Bảng thông tin lữ hành ngoài trời.
Cảnh sát du lịch khá thân thiện với du khách, cho mượn xe chụp hình thoải mái.
Y hệt xe vua ở An Giang.
Xe lôi tại Campuchia rất đa dạng và khỏe mạnh.
Xe lôi… 50 chỗ!
Chợ Kampot
Quầy đổi tiền có khắp các chợ ở Campuchia.
Chỉ cách Hà Tiên khoảng 50km và chợ Kampot trông rất giống các chợ huyện Việt Nam.
Hàng hóa cũng rất giống.
Bàn của thợ bạc tại chợ Kampot.
Chúng tôi đến Tưk Su, một con suối nổi tiếng tại Vườn quốc gia Kampot. Thiệt tình là suối không đẹp lắm nên không mấy người xuống suối, chỉ quanh quẩn trên bờ.
Nạn lạm dụng tình dục trẻ em tại Campuchia là rất báo động.
Suối Tưk Su giúp người dân bán được thổ sản.
Dầu cù là sản xuất tại chỗ. 30.000 đ/ lọ.
Kampot nổi tiếng có sầu riêng ngon. Trái sầu riêng 2kg này là 200.000 đ vì trái mùa.
Bánh lá. Một loại bánh làm từ cốm dẹp, mè và chuối được nướng sau khi gói vào lá thốt nốt. 3 ôm bánh của cô bé náy là 36.000 đ.
Campuchia có một văn hóa tượng đài của riêng mình. Đây là nơi tôn vinh con ghẹ, một đặc sản lừng danh của thành phố Kep.
Thành phố Kep cũng có nàng tiên cá của riêng mình. Không như Đan Mạch có nàng tiên cá lên bờ ngắm biển thì tại Kep lại là nàng tiên cá ngồi nhớ biển vì không thể quay về được nữa. Đuôi cá đã mất. Giống hệt tại Việt Nam khi người dân thường mặc thêm xiêm áo cho nàng.
Một tượng đài vinh danh trái sầu riêng đang xây dựng dở dang.
Tượng đài mừng thiên niên kỷ thứ III.
Vinh danh diêm dân vì Kampot là nơi có nghề làm muối nổi tiếng.
Tượng đài liệt sỹ Việt Nam – Campuchia.
Dừng bên cầu Kampong Bay, chúng tôi ăn một bữa thỏa thê trước khi về. Các món ăn giống hệt tại Việt Nam và ngon. Du khách nhiều quốc tịch vào ăn rất đông.
Trọn chuyến đi Kep và Kampot hết 5 giờ ! Khăn quàng Kama, hủ tiếu Nam Vang tươi và bánh ngọt Thái Lan là quà mà mọi người mua về nhiều nhất.
Trần Kiêm Mỹ Xuyên
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=5982
Comments
Post a Comment