97% người ở Việt Nam “lên lưới” để đọc tin tức
Đọc báo thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
“HÀ NỘI 22-5 (TH) - Theo kết quả một cuộc nghiên cứu có tên là “Net Index 2010” do công ty Yahoo hợp tác với công ty Kantar Media thực hiện ở Việt Nam, người ta thấy có đến 97% người dân trong nước leo lên mạng lưới điện tử là để đọc tin tức.
Cuộc khảo cứu Net Index 2010, theo sự thuật lại của VNExpress, đã phỏng vấn hơn 1,500 người cả nam và nữ từ 15 tuổi trở lên thuộc nhiều thành phần kinh tế, xã hội khác nhau. Cuộc khảo sát diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng và Cần Thơ vào cuối năm 2009.
Kết quả khảo sát thống kê nói trên cho thấy “số người sử dụng Internet để đọc tin tức trực tuyến đã tăng từ 89% năm 2008 lên 97% năm 2009.” Và “Ðọc tin tức trực tuyến là hoạt động online phổ biến nhất trong tất cả nhóm tuổi và giới tính”.
Sau chuyện đọc tin tức, chơi game trực tuyến (online) là hoạt động phổ biến thứ hai với tỷ lệ gần 50% người lên mạng tham gia, phần lớn là nam giới. “Thể loại game được ưa thích là những trò chơi hành động cảm giác mạnh và game nhập vai. Các game thủ chơi không chỉ để kết nối và hòa nhập với những người khác mà còn nhằm mục tiêu thi đấu với nhau”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy khuynh hướng người dùng Internet ở Việt Nam đã từ từ chuyển dịch từ các cửa tiệm dịch vụ Internet về phía sử dụng Internet tại gia đình. Kết quả này cho thấy truy nhập Internet tại các gia đình tăng từ 66% của năm 2008 lên thành 71% trong năm 2009. Tỉ lệ truy nhập Internet từ các quán dịch vụ trong năm 2009 giảm xuống còn 42% so với 53% của năm 2008.
Việt Nam bắt đầu có Internet từ năm 1997 nhưng những năm đầu phát triển rất chậm chạp. Một phần vì lợi tức đầu người còn quá thấp, máy điện toán quá đắt và đường truyền Internet quá chậm trong khi phí dịch vụ lại cao.
Theo thống kê của tổ chức khảo cứu tiếp thị Cimigo hồi đầu Tháng Tư 2010, khoảng 26% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Tuy nhiên, khu vực thành thị chiếm tới 50% dân số dùng Internet. Thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ cao nhất với 60%.
Ðể ngăn chặn người dân đọc tin tức đa chiều từ các nguồn thông tin không do hệ thống báo chí tuyên truyền một chiều của nhà nước đưa ra, chế độ Hà Nội ngay từ đầu đã thiết lập tường lửa (firewall) để chận tất cả các báo, diễn đàn điện tử ở nước ngoài bị liệt vào loại “thù nghịch” hay “phản động”. Tuy nhiên, có rất nhiều cách vượt tường lửa được phổ biến rộng rãi trên nhiều mạng thông tin mà bất cứ ai muốn chui qua tường lửa cũng đều có thể vượt được. Ðây là cuộc chiến không ngừng nghỉ mà guồng máy an ninh mạng của CSVN hoạt động ngày đêm để đánh phá, ngăn chặn.
Trong “Hội nghị báo chí toàn quốc” ngày 5 tháng 5 năm 2010, tướng công an Vũ Hải Triều khoe rằng, hệ thống an ninh mạng của chế độ Hà Nội đã đánh sập hơn 300 tờ báo và diễn đàn điện tử mấy tháng gần đây. Lời khoe này đã không được hệ thống báo đài “lề phải” thuật lại nhưng đã bị bật mí trên mạng Bauxite Việt Nam, một mạng điện tử của giới trí thức trong nước đã từng bị đánh sập một thời gian cuối năm ngoái. Không những mạng bị đánh sập, một số người chủ trương mạng Bauxite Vietnam còn bị giả điện thư để “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, tung hỏa mù gây mâu thuẫn nội bộ và những người theo dõi mạng điện tử này.
Rất nhiều người sử dụng Internet để bày tỏ chính kiến đã bị bỏ tù, sách nhiễu khủng bố ở Việt Nam trong những năm qua. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) xếp Việt Nam vào trong số những nước “kẻ thù của Internet”. Tổng bí thư đảng CSVN Nông Ðức Mạnh bị RSF gọi là một trong số các “dã thú sát hại báo chí” trên thế giới.
Trước sự sử dụng Internet càng ngày càng phổ biến mà các phương pháp ngăn chặn không mấy kết quả đối với các luồng thông tin “lề trái” vẫn mỗi ngày một được tìm đọc, năm 2005 trở đi, chế độ Hà Nội đã buộc các quán dịch vụ Internet phải thiết lập danh sách khách hàng, lấy tên địa chỉ, căn cước (chứng minh nhân dân) v.v... và phải lưu giữ “thông tin truy cập” của khách hàng tới 30 ngày để cơ quan an ninh xét hỏi.
Trước các bản phúc trình, lên án của chính phủ, Quốc Hội Mỹ và Âu Châu, Hà Nội luôn luôn phủ nhận những vụ bắt giữ, khủng bố những người bất đồng chính kiến sử dụng Internet.
“Tại Việt Nam, không ai bị bắt vì bày tỏ chính kiến”. Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN ngày 22 tháng 10 năm 2009 nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội khi phản ứng về nghị quyết HR 672 của Hạ Viện Hoa Kỳ lên án CSVN bỏ tù, khủng bố các người đòi dân chủ hóa đất nước.
Nhưng trên thực tế, các vụ bắt giữ, đánh đập, khủng bố các người thông tin “lề trái” hay thành viên các tổ chức “lề trái”, đặc biệt là Khối 8406 vẫn không ngừng nghỉ.
Mới đây, một thân hữu cho hay, nhà văn Nguyễn Xuân Tụ, bút hiệu Hà Sĩ Phu, đã bị cắt đường truyền Internet vì bị qui cho là “thông tin có nội dung chống nhà nước”.
Ông Hà Sĩ Phu là một trí thức nổi tiếng với các bài chính luận vạch ra cái lỗi thời của chủ nghĩa Cộng Sản, các câu đối Tết thật sâu sắc phổ biến trên Internet. Thời gian gần đây ông chỉ thỉnh thoảng góp một vài lời trên diễn đàn Bauxite Vietnam vì sức khỏe suy kém."
(Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113272&z=2 )
“HÀ NỘI 22-5 (TH) - Theo kết quả một cuộc nghiên cứu có tên là “Net Index 2010” do công ty Yahoo hợp tác với công ty Kantar Media thực hiện ở Việt Nam, người ta thấy có đến 97% người dân trong nước leo lên mạng lưới điện tử là để đọc tin tức.
Cuộc khảo cứu Net Index 2010, theo sự thuật lại của VNExpress, đã phỏng vấn hơn 1,500 người cả nam và nữ từ 15 tuổi trở lên thuộc nhiều thành phần kinh tế, xã hội khác nhau. Cuộc khảo sát diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng và Cần Thơ vào cuối năm 2009.
Kết quả khảo sát thống kê nói trên cho thấy “số người sử dụng Internet để đọc tin tức trực tuyến đã tăng từ 89% năm 2008 lên 97% năm 2009.” Và “Ðọc tin tức trực tuyến là hoạt động online phổ biến nhất trong tất cả nhóm tuổi và giới tính”.
Sau chuyện đọc tin tức, chơi game trực tuyến (online) là hoạt động phổ biến thứ hai với tỷ lệ gần 50% người lên mạng tham gia, phần lớn là nam giới. “Thể loại game được ưa thích là những trò chơi hành động cảm giác mạnh và game nhập vai. Các game thủ chơi không chỉ để kết nối và hòa nhập với những người khác mà còn nhằm mục tiêu thi đấu với nhau”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy khuynh hướng người dùng Internet ở Việt Nam đã từ từ chuyển dịch từ các cửa tiệm dịch vụ Internet về phía sử dụng Internet tại gia đình. Kết quả này cho thấy truy nhập Internet tại các gia đình tăng từ 66% của năm 2008 lên thành 71% trong năm 2009. Tỉ lệ truy nhập Internet từ các quán dịch vụ trong năm 2009 giảm xuống còn 42% so với 53% của năm 2008.
Việt Nam bắt đầu có Internet từ năm 1997 nhưng những năm đầu phát triển rất chậm chạp. Một phần vì lợi tức đầu người còn quá thấp, máy điện toán quá đắt và đường truyền Internet quá chậm trong khi phí dịch vụ lại cao.
Theo thống kê của tổ chức khảo cứu tiếp thị Cimigo hồi đầu Tháng Tư 2010, khoảng 26% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Tuy nhiên, khu vực thành thị chiếm tới 50% dân số dùng Internet. Thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ cao nhất với 60%.
Ðể ngăn chặn người dân đọc tin tức đa chiều từ các nguồn thông tin không do hệ thống báo chí tuyên truyền một chiều của nhà nước đưa ra, chế độ Hà Nội ngay từ đầu đã thiết lập tường lửa (firewall) để chận tất cả các báo, diễn đàn điện tử ở nước ngoài bị liệt vào loại “thù nghịch” hay “phản động”. Tuy nhiên, có rất nhiều cách vượt tường lửa được phổ biến rộng rãi trên nhiều mạng thông tin mà bất cứ ai muốn chui qua tường lửa cũng đều có thể vượt được. Ðây là cuộc chiến không ngừng nghỉ mà guồng máy an ninh mạng của CSVN hoạt động ngày đêm để đánh phá, ngăn chặn.
Trong “Hội nghị báo chí toàn quốc” ngày 5 tháng 5 năm 2010, tướng công an Vũ Hải Triều khoe rằng, hệ thống an ninh mạng của chế độ Hà Nội đã đánh sập hơn 300 tờ báo và diễn đàn điện tử mấy tháng gần đây. Lời khoe này đã không được hệ thống báo đài “lề phải” thuật lại nhưng đã bị bật mí trên mạng Bauxite Việt Nam, một mạng điện tử của giới trí thức trong nước đã từng bị đánh sập một thời gian cuối năm ngoái. Không những mạng bị đánh sập, một số người chủ trương mạng Bauxite Vietnam còn bị giả điện thư để “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, tung hỏa mù gây mâu thuẫn nội bộ và những người theo dõi mạng điện tử này.
Rất nhiều người sử dụng Internet để bày tỏ chính kiến đã bị bỏ tù, sách nhiễu khủng bố ở Việt Nam trong những năm qua. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) xếp Việt Nam vào trong số những nước “kẻ thù của Internet”. Tổng bí thư đảng CSVN Nông Ðức Mạnh bị RSF gọi là một trong số các “dã thú sát hại báo chí” trên thế giới.
Trước sự sử dụng Internet càng ngày càng phổ biến mà các phương pháp ngăn chặn không mấy kết quả đối với các luồng thông tin “lề trái” vẫn mỗi ngày một được tìm đọc, năm 2005 trở đi, chế độ Hà Nội đã buộc các quán dịch vụ Internet phải thiết lập danh sách khách hàng, lấy tên địa chỉ, căn cước (chứng minh nhân dân) v.v... và phải lưu giữ “thông tin truy cập” của khách hàng tới 30 ngày để cơ quan an ninh xét hỏi.
Trước các bản phúc trình, lên án của chính phủ, Quốc Hội Mỹ và Âu Châu, Hà Nội luôn luôn phủ nhận những vụ bắt giữ, khủng bố những người bất đồng chính kiến sử dụng Internet.
“Tại Việt Nam, không ai bị bắt vì bày tỏ chính kiến”. Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN ngày 22 tháng 10 năm 2009 nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội khi phản ứng về nghị quyết HR 672 của Hạ Viện Hoa Kỳ lên án CSVN bỏ tù, khủng bố các người đòi dân chủ hóa đất nước.
Nhưng trên thực tế, các vụ bắt giữ, đánh đập, khủng bố các người thông tin “lề trái” hay thành viên các tổ chức “lề trái”, đặc biệt là Khối 8406 vẫn không ngừng nghỉ.
Mới đây, một thân hữu cho hay, nhà văn Nguyễn Xuân Tụ, bút hiệu Hà Sĩ Phu, đã bị cắt đường truyền Internet vì bị qui cho là “thông tin có nội dung chống nhà nước”.
Ông Hà Sĩ Phu là một trí thức nổi tiếng với các bài chính luận vạch ra cái lỗi thời của chủ nghĩa Cộng Sản, các câu đối Tết thật sâu sắc phổ biến trên Internet. Thời gian gần đây ông chỉ thỉnh thoảng góp một vài lời trên diễn đàn Bauxite Vietnam vì sức khỏe suy kém."
(Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113272&z=2 )
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11724152
Comments
Post a Comment